Hiện Tượng Cảm Ứng Điện Từ Là Gì

Trong chương trình vật lý ở THPT, chúng ta đã được học thế nào là từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ và các định luật Faraday. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta lúc đó chỉ học thuộc lòng chứ chưa thật sự hiểu được ứng dụng của chúng trong đời sống. Do đó, trong bài viết này tôi sẽ nhắc lại các kiến thức này và liên hệ với các ứng dụng thực tế trong cuộc sống. Hãy cùng tôi xem qua và trao đổi thêm nhé.

Khái niệm từ thông là gì ?

Khái niệm từ thông là gì ?

Trước tiên chúng ta cùng ôn lại kiến thức về từ thông nhé. Theo như chúng ta đã được học thì “Từ thông F qua một diện tích S, giới hạn bởi một vòng dây kín phẳng C, đặt trong từ trường có cảm ứng từ B là một đại lượng có biểu thức

Φ =B.S.cosα

Trong đó:

Φ: từ thông (Wb)

B: từ trường (T)

S: diện tích bề mặt (m2)

α: là góc giữa hai véc tơ B và n

Từ thông trong tiếng anh là magnetic flux. Các bạn có thể tham khảo thêm một số website nước ngoài bằng tên tiếng anh của từ thông nhé.

Hiện tượng cảm ứng điện từ là gì ?

Khi có sự biến đổi từ thông qua một mặt giới hạn của một mạch kín thì trong mạch kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một mạch kín khi có sự biến thiên của từ thông thì được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

hiện tượng cảm ứng điện từ là gì

Sau khi đọc qua khái niệm về cảm ứng điện từ thì chúng ta có thể hình dung được phần nào đó. Vậy làm cách nào để biết được sự xuât hiện của dòng điện cảm ứng này ? Các bạn có thể nhận biết dòng điện cảm ứng bằng các cách đơn giản sau nhé:

Sử dụng đồng hồ VOM để đo dòng điện

Dùng nam châm để nhận biết

Sử dụng bóng đèn để nhận biết

Các ứng dụng của cảm ứng điện từ trong đời sống

Các ứng dụng của cảm ứng điện từ trong đời sống

Sau khi hiểu hiện tượng cảm ứng điện từ là gì và cách sinh ra dòng điện cảm ứng. Các bạn có thể liên hệ với thực tế qua các thiết bị điện sử dụng trong nhà như: quạt máy, bếp từ, đèn huỳnh quang…. Các bạn có thể xem qua video minh họa bên dưới nhé.

Ngoài ra, hien tuong cam ung dien tu còn được ứng dụng trong các lĩnh vực khác như: y tế, khoa học, công nghiệp. Một số ứng dụng cơ bản như: máy phát điện, tàu điện ngầm, máy chụp MRI, máy bơm…

Như vậy có thể nói rằng trong tất cả các lĩnh vực trong đời sống của chúng ta đều xuất phát từ những hiện tượng vật lý. Từ những kiến thức đã được học, các bạn có thể vận dụng vào cuộc sống. Hy vọng qua bài chia sẻ ngắn này sẽ giúp cho các bạn ôn lại kiến thức vật lý cơ bản và hiểu rõ hơn các ứng dụng thực tế của vật lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *