Cách đấu dây, xác định đầu dây động cơ điện 3 pha

Động cơ điện 3 pha so với động cơ điện 1 pha thì có nhiều ưu điểm và đặc tính tốt hơn, bên cạnh đó cấu tạo của động cơ điện 3 pha cũng rất đơn giản. Việc sử dụng động cơ điện 3 pha thay vì động cơ điện 1 pha giúp tiết kiệm dây dẫn và có công suất lớn. Để tạo ra một động cơ điện 3 pha, các bạn cần phải biết cách đấu dây cho động cơ điện 3 pha.

Việc đấu dây cho động cơ điện 3 pha đóng vai trò rất quan trọng, nếu như các bạn không cẩn thận đấu nhầm dây thì khi đưa vào sử dụng sẽ gây ra nhiều mối nguy hiểm. Đấu dây cho động cơ điện 3 pha là phần kiến thức rất cơ bản cho người sử dụng động cơ điện. Nhưng cũng là giai đoạn cực kì quan trọng trong quá trình lắp đặt và sử dụng động cơ điện. Chỉ cần một sự nhầm lẫn nhỏ nhất cũng có thể đem lại 1 hậu quả cực kì nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn cần phải hiểu thật rõ và nắm vững kiến thức về đấu dây cho đông cơ điện trước khi bắt tay vào lắp đặt cho động cơ.

1. Sau đây là các kiến thức cơ bản về cách đấu dây động cơ điện 3 pha

Có 2 cách đấu dây cho động cơ điện 3 pha 6 đầu dây là đấu hình sao và đấu tam giác. Khi nào đấu hình sao, khi nào đấu tam giác thì tùy thuộc vào thông số của từng động cơ cụ thể và tùy vào điện áp của lưới điện.

a. Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đấu tam giác (∆):

Trường hợp đấu tam giác
Trường hợp đấu tam giác

Giả sử, chúng ta có động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V và lưới điện hiện tại của ta là 110V/220V 3 pha. Trong trường hợp này động cơ điện sẽ được đấu kiểu tam giác cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (220V) của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện (220V).

b. Cách đấu dây động cơ điện 3 pha đấu hình sao (Y):

Trường hợp đấu hình sao
Trường hợp đấu hình sao

Cũng là động cơ trên, động cơ điện 3 pha với thông số điện áp định mức là 220V/380V và lưới điện hiện tại là 220V/380V 3 pha. Trong trường hợp này động cơ điện sẽ được đấu kiểu hình sao (Y) cho phù hợp giữa mức điện áp thấp (380V) của động cơ và mức điện áp cao của lưới điện (380V).

Lưu ý:

  • Trên động cơ ghi 127V/220V thì chỉ đấu sao và sử dụng với điện áp 220V 3 pha.
  • Trên động cơ ghi 380V/660V thì chỉ đấu tam giác để sử dụng điện áp 220V/380V 3 pha.
  • Motor điện công suất từ 0,18 – 3,7kW với lưới điện 220/380V, 50hz sẽ được đấu tam giác.
  • Motor điện công suất trên 3,7kW với lưới điện 380/660V, 50hz sẽ được đấu sao.

Cách đấu dây cho motor điện 3 pha khá là đơn giản nhưng nếu trong quá trình thực hiện mà các bạn gặp phải khó khăn thì hãy liên hệ với công ty DICO để được đội ngũ thợ điện nước chuyên nghiệp của chúng tôi hỗ trợ và giúp đỡ tạo ra hệ thống động cơ điện 3 pha hoạt động an toàn và hiệu quả. Xin cảm ơn!

Cách xác định đầu dây cho động cơ 3 pha

Với motor điện 3 pha 6 đầu dây ra thì ta cần xác định 3 cặp dây, để xác định các cặp dây ta sử dụng đồng hồ VOM vặn  thang điện trở bằng X1, sau đó đo từng cặp dây, cái nào lên là một cặp, và sau đó ký hiệu lại từng cặp.  ta tạm gọi là dây,1,2,3,4,5,6 trong đó 1,2 là 1 cặp, 3,4 là 1 cặp, 5,6 là 1 cặp.

Đồng hồ VOM vặn thang điện lên 2.5DCmA, rồi quấn que âm dương của đồng hồ VOM với cặp dây 1,2 đã xác đinh trên.cach-xach-dinh-dau-day-dong-co-3-pha

Lấy 2 cặp còn lại (3,4 và 5,6) lần lượt chạm vào 2 đầu âm dương của cục pin. Ví dụ cặp 3,4 nếu đồng hồ chạy lên theo chiều thuận thì dây ở cực dương là dây dương ( đầu đầu) còn dây ở cực âm cục pin là đầu cuối, ví dụ dây 3 ở cực dương cục pin thì dây 3 là dây dương( đầu đầu), thì đầu 4 đang ở cực còn lại là cực âm, tức là dây 4 là dây âm ( đầu cuối).Còn nếu đồng hồ chạy ngược lại, thì dầu 3 là cuối,4 là đầu dương. Tương ứng cặp 5,6 làm tương tự ta cũng đã xác định được đầu cuối. Còn đối với cặp 1,2 thì ngược lại dây nào đang nối với que dương của đồng hồ thì nó là dây dương âm( đầu cuối), dây còn lại đang nối que âm của đồng hồ sẽ là dây dương ( đầu đầu)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *