Điện năng tiêu thụ – Công thức tính điện năng tiêu thụ chính xác nhất

Ngày nay có rất nhiều thiết bị điện hiện đại, thông minh giúp ích và nâng cao cuộc sống của chúng ta nhưng mỗi sản phẩm lại có 1 lượng điện năng tiêu thụ khác nhau. Vậy nên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điện năng tiêu thụ là gì và cách tính điện năng của các thiết bị điện một cách chính xác nhất nhé!

Các khái niệm có liên quan

Các khái niệm có liên quan đến điện năng tiêu thụ

Công suất điện là gì ?

Trước khi vào nội dung chính thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về công suất điện tiêu thụ nhé. Công suất điện hay còn gọi là công suất tiêu thụ điện đây là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sử dụng năng lượng của một thiết bị điện và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian. Hoặc tính bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. Để dễ hiểu hơn ta có thể lấy ví dụ như sau ta có hai máy bơm nước với một máy với công suất 1HP (1 ngựa) và máy còn lại có công suất 2HP (2 ngựa)  (HP là đại lượng của công suất). Như vậy công suất điện của máy bơm 2HP sẽ lớn hơn máy bơm 1HP nên nó sẽ tiêu thụ điện nhiều hơn.

Điện năng tiêu thụ là gì ?

Và chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các loại máy móc thiết bị khác trên thị trường hiện nay như quạt máy, quạt trần, bóng đèn, tủ lạnh, nồi cơm điện, ấm điện, tủ đông, bàn ủi,…Cứ thiết bị điện nào có công suất tiêu thụ càng cao thì khả năng tiêu tốn điện năng càng lớn, đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải trả tiền điện hàng tháng cao hơn khi sử dụng chúng.

Điện năng là gì ?

Tiếp theo ta sẽ đến với một định nghĩa khác đó chính là điện năng, có thể hiểu một cách đơn giản thì điện năng tức là lượng năng lượng điện dùng để cung cấp cho một thiết bị điện nào đó như quạt máy, quạt trần, bóng đèn, tủ lạnh, nồi cơm điện, ấm điện, tủ đông, bàn ủi,…để chúng ta thể hoạt động được và phục vụ cho chúng ta. Chúng ta cũng có thể xem nguồn cấp hay nguồn nuôi thiết bị điện tử, điện lạnh 220V, 110V là một loại điện năng.

Công thức tính công suất tiêu thụ điện

Công thức tính công suất tiêu thụ điện

Chúng ta có công thức tính tiêu thụ điện năng như sau: công suất tiêu thụ của đoạn mạch được tính bằng giá trị số điện năng tiêu thụ (A) của đoạn mạch trong một đơn vị thời gian (t) hoặc bằng tích hiệu điện thế (V) giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện (I) / chạy qua đoạn mạch đó. Các bạn có thể tham khảo sơ đồ mô tả bên dưới nhé.

Công thức tính công suất tiêu thụ điện

Trong đó:

  • P là công suất tiêu thụ (W)
  • A là điện năng tiêu thụ (J)
  • t là thời gian (s)
  • U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)

Khi chúng ta đã biết được công suất tiêu thụ của một thiết bị điện, chúng ta có thể chọn ra những thiết bị tiết kiệm điện giúp việc lựa chọn các vật dụng sử dụng trong gia đình một cách phù hợp hơn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thông số này mà chọn những thiết bị có công suất quá thấp, điều này có thể khiến quá trình làm việc của bạn xảy ra lâu hơn

Ví dụ: Bạn có hai ấm đun siêu tốc với dung tích 1.8L ấm (1) với công suất 1800W và ấm (2) với công suất 2000W. Ấm (2) sẽ cho thời gian đun nước nhanh hơn nhưng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn.

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Chúng ta sẽ có công thức tính toán lượng điện năng tiêu thụ như sau: điện năng tiêu thụ (A) bằng tích của hiệu điện thế đoạn mạch(U) và lượng điện tích chạy trong mạch (q) hay bằng tích của hiệu điện thế đoạn mạch(U), cường độ dòng điện trong mạch(I) và là thời gian sử dụng điện (t). Ta có công thức như sau:

Công thức tính điện năng tiêu thụ

Trong đó:

  • A là điện năng tiêu thụ của đoạn mạch (J)
  • U là hiệu điện thế đoạn mạch(V)
  • I là cường độ dòng điện trong mạch( A)
  • t là thời gian sử dụng điện (s)
  • q là lượng điện tích chạy trong mạch (C)

Như vậy là chúng ta đã tìm hiểu về các đơn vị để miêu tả năng lượng điện như thế nào. Tuy nhiên, khi tính lượng điện năng tiêu thụ của một thiết bị hoặc một hộ gia đình người ta thường sử dụng “kí điện” để diễn dãi. Vậy “1 kí” điện là như thế nào là bao nhiêu ? Thật ra điều này cũng rất đơn giản kí chính là phát âm của “k = kilo” trong “kWh” cho đó khi nói 1 kí chúng ta đang ám chỉ 1kW.

Cách thức tính điện năng tiêu thụ trên thực tế

Trên thực tế thì chúng ta có thể dễ dàng tính toán được lượng điện năng tiêu thụ của một thiết bị điện hay điện tử nào đó một cách dễ dàng. Chúng ta sẽ dựa vào công thức tính công suất điện năng tiêu thụ mà mình vừa trình bày bên trên để có thể tính toán. Cụ thể chúng ta sẽ dùng công thức:

A=P.t

Chúng ta có thể dễ dàng hiểu được công thức này có nghĩa là công suất tiêu thụ của một thiết bị điện trong một khoảng thời gian nào đó. Và để có thể dễ dàng hơn thì mình sẽ có một vài ví dụ như sau:

Ví dụ 1: 1 bóng đèn có công suất điện là 100W. Hãy tính điện năng mà bóng đèn này tiêu thụ trong 8h. Ta có thể tính điện năng tiêu thụ như sau: A = P.t = 100. 8. 3600 = 2880000 (J) = 800 (W).

Ví dụ 2: 1 bàn là trên có ghi 220V – 1000W cùng mắc vào ổ điện 220V ở gia đình hoạt động trong 2h liền. Ta có thể tính điện năng tiêu thụ như sau: A = P.t = 1000. 2. 3600 = 7200000 (J) = 2200 (W) = 2,2 (kW),

Cách xác định được công suất tiêu thụ của một thiết bị điện

Trong các loại sản phẩm điện tử hay điện dân dụng hiện nay, theo tiêu chuẩn thì chúng phải được dán nhãn năng lượng hay tem thông số kỹ thuật sản phẩm trên đó để cho người dùng cho thể biết và chọn mua cho phù hợp. Chính vì thế chúng là cơ sở để ta có thể tính toán ra được điện năng tiêu thụ trong quá trình sử dụng đấy. Các bạn có thể tham khảo hình ảnh bên dưới.

Các bạn có thể tham khảo thông số về công suất tiêu thụ của các sản phẩm dân dụng tại đây.

Thông số về công suất tiêu thụ của các sản phẩm dân dụng

Các mức tiêu thụ điện thường thấy:

  • Tivi: Tivi 14 inh công suất 40W, dùng 25 giờ tiêu thụ 1 KW. Tivi 18 inh công suất 65W dùng 15,4 giờ tiêu thụ khoảng 1KW/giờ.
  • Nồi cơm điện: công suất 500W dùng 2 giờ tiêu thụ 1KW giờ. Công suất 750W dùng 1,3 giờ tiêu thụ 1 KW giờ.
  • Máy sấy tóc: công suất 1.000W, máy sẽ tiêu thụ 1KW điện nếu hoạt động liên tục trong 1 giờ.
  • Máy giặt cửa trước: công suất 1.240W, máy sẽ tiêu thụ 1,24 KW điện trong 1 giờ giặt.
  • Máy hút bụi: nếu bạn dùng ở mức công suất tối đa với lực hút lớn nhất khoảng 1800W liên tục trong 30 phút, thì số điện tiêu thụ gần 1KW.
  • Máy lạnh: thông thường 1 chiếc máy lạnh có công suất dao động 800 – 850W, các máy 12.000 BTU có công suất 1.500W. Như vậy, trong 1 tiếng đồng hồ, máy lạnh 9.000BTU sẽ tốn 0.85 KWh (gần 1 số điện) và máy lạnh 12.000 BTU tốn 1,5 số điện.

Cách thức tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong tháng

Cách thức tiết kiệm điện năng tiêu thụ trong tháng

Việc có thể tiết kiệm được lượng điện tiêu thụ mỗi tháng ngoài việc chọn mua sản phẩm ra thì có còn nằm ở cách thức chúng ta tiết kiệm như thế nào nữa đúng không nào. Sẽ có những lúc chúng ta sử dụng một cách vô tư mà không hề để ý đến chúng có hao điện nhiều hay không, chính vì thế mình có một vài lời khuyên dành cho các bạn như sau:

  • Tắt nguồn của các thiết bị điện khi không sử dụng, tránh đặt chúng ở chế độ chờ. Điều này là bởi các thiết bị điện vẫn có thể tiêu thụ tới 10% lượng điện năng khi hoạt động ở chế độ chờ.
  • Nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa ở mức 24 – 25ºC. Mức nhiệt độ thấp hơn không chỉ khiến gia đình bạn tiêu thụ nhiều điện năng hơn bình thường mà còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong nhà.
  • Sử dụng các thiết bị có khả năng điều chỉnh công suất hoạt động như quạt có các mức độ gió, đèn điện với khả năng điều chỉnh độ sáng,…
  • Lựa chọn các thiết bị có tính năng tự động tắt nguồn sau khi sử dụng.
  • Cân nhắc lựa chọn các thiết bị điện được gắn từ 4 đến 5 sao trên nhãn năng lượng đã được Bộ Công Thương chứng thực hoặc các sản phẩm sử dụng công nghệ Inverter.
  • Với bàn là hay bàn ủi điện, chúng có công suất tiêu thụ rất lớn. Nếu cần sử dụng chúng ta nên sử dụng một cách nhanh nhất có thể, tránh để thiết bị chạy không sẽ gây tổn hao điện năng rất lớn đấy.

Kiểm tra thiết bị có tiết kiệm điện hay không bằng cách xem tem năng lượng

Nhãn năng lương
  • Trên mỗi đồ dùng điện cung cấp cho thị trường Việt Nam, nhà sản xuất có đính kèm tem năng lượng (hay còn được gọi là nhãn năng lượng) nhằm thể hiện các thông số liên quan tới sản phẩm và khả năng tiết kiệm điện của thiết bị.
  • Nhãn năng lượng thể hiện mức độ đánh giá hiệu suất tiêu thụ điện năng của một thiết bị theo thang tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao. Càng nhiều sao, thiết bị càng được đánh giá là tiết kiệm điện và ngược lại.
  • Thông qua nhãn năng lượng, người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Tem năng lượng được kiểm định và đánh giá bởi Bộ Công Thương nên người dùng có thể an tâm về những thông tin hiển thị trên nhãn dán này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *